A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hoạt động Doanh nghiệp

Quy trình hoạt động của 1 doanh nghiệp 

Bước 1: Thành lập doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp cần ước tính và đưa ra một số tiền phù hợp khả năng chuẩn bị của mình để đăng ký mức vốn điều lệ trong giấy phép kinh doanh. Nguồn vốn này sẽ được dùng trong các hoạt động của công ty và giúp chủ doanh nghiệp xác định loại hình hoạt động, ngành hàng kinh doanh.

Nếu doanh nghiệp đăng ký với số vốn điều lệ cao cũng sẽ có những thuận lợi, khi cần vay vốn ngân hàng một khoản tiền lớn thì ngân hàng sẽ xem xét tới mức vốn điều lệ của công ty. Và kể cả trong kinh doanh, đối tác sẽ xem xét mức vốn điều lệ cả công ty khi hai bên ký hợp đồng lớn. Tuy nhiên doanh nghiệp sẽ phải đóng một mức thuế môn bài dựa trôn số vốn điều động trước đó nên doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ để đăng ký vốn điều lệ cho phù hợp.

Quy trình hoạt Äá»ng của má»t doanh nghiá»p â Kế toán Äức Minh

Bước 2: Huy động vốn 

Sau khi đăng kí thành lập công ty, các thành viên cần góp vốn để bằng số vốn đã đăng kí trước đó. Khi cần thêm nguồn tài chính, chủ doanh nghiệp có thể huy động vốn bằng các hình thức vay dài hạn hoặc ngắn hạn, lựa chọn hình thức nào là do chủ doanh nghiệp quyết định.

Bước 3: Cho tài sản vận động

Sau khi có đầy đủ năng lực về tài chính, doanh nghiệp sẽ tiến hàng mua sắm các trang thiết bị cho công ty, thuê văn phòng, nhân viên,… 

Bên cạnh đó, tùy theo nhu cầu mua bán và sản xuất mà doanh nghiệp có thể chuẩn bị mua thêm máy móc, công cụ phục vụ quá trình lao động, sản xuất.

Bước 4: Bán hàng thu tiền

Từ những kế hoạch được định sẵn cùng với số tài sản được chuẩn bị kỹ lưỡng, nguồn tài sản bắt đầu đưa vào vận động máy móc phục vụ cho công đoạn sản xuất, gia công giúp hàng hóa được đưa vào thị trường kiếm doanh thu cho công ty

Bước 5: Thu hồi công nợ 

Doanh thu của doanh nghiệp là số tiền nhận được trong quá trình bán hàng và thu hôi công nợ.

Từ đây, doanh nghiệp sẽ sử dụng nguồn tiền thu được từ bán hàng để thu hồi công nợ kết hợp với các nguồn vốn vay tăng thêm hoặc huy động vốn chủ sở hữu tùy theo tình hình của công ty để xử lý. Doanh nghiệp có thể tiếp tục mở rộng sản xuất và lặp lại bước 3.

Để biết thêm thật nhiều thông tin và kiến thức kế toán hữu ích, mời các bạn xem thêm tại website: 


Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...